Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài là gì?
Khác với cấu tạo của cảm biến áp suất lốp trong, cảm biến áp suất lốp ngoài là thiết bị cảm biến áp suất có đầu van cảm biến gắn ở vị trí bên ngoài lốp xe ô tô. Loại cảm biến này có thể thay thế cho đầu van bánh xe.
Đặc biệt hơn, trong quá trình sử dụng bạn dễ dàng nắm bắt thông tin về lốp xe qua màn hình DVD của xe hoặc Smartphone.
Ưu điểm của cảm biến áp suất lốp gắn ngoài
- Dễ lắp đặt: Cảm biến có quá trình lắp đặt dễ dàng mà không cần các dụng cụ chuyên dụng để tháo lốp xe hay cân bằng động nên bạn có thể tự mình lắp đặt ngay tại nhà mà không cần nhờ đến thợ chuyên nghiệp, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Dễ dàng sửa chữa hoặc thay mới: Nếu cảm biến áp suất ngoài bị lỗi, có vấn đề, hư hỏng hay hết pin thì bạn dễ dàng sửa chữa hoặc thay mới, mà không phải va chạm đến hệ thống của xe.
- An toàn cao khi lái xe: Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài mang đến sự an toàn khi lái xe và bảo vệ môi trường. Đồng thời, thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Nhược điểm của cảm biến áp suất lốp gắn ngoài
- Dễ mất trộm: Cảm biến có thể dễ bị mất trộm do được gắn bên ngoài xe. Tuy nhiên, một số cảm biến áp suất lốp gắn ngoài hiện đại ngày nay đều được trang bị van chống trộm giúp bạn khắc phục tình trạng này nhanh chóng.
- Bơm hơi khó khăn: Khi bơm lốp ô tô, bạn cần có dụng cụ mở van cảm biến chuyên dụng đi kèm thì mới có thể bơm hơi cho lốp xe nên khá bất tiện sử dụng.
- Hình thức rườm rà: Nếu so với cảm biến áp suất lớp ngoài thì cảm biến áp suất lớp trong có hình thức rườm rà và hạn chế tính linh hoạt trong quá trình sử dụng.
- Tuổi thọ kém và độ chính xác thấp: Vì cảm biến áp suất lốp gắn ngoài có chất liệu van bằng cao su, phải chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài như nắng, gió, mưa,... nên có độ bền kém và độ chính xác thấp.